Khóa ơ…o… Một tiếng rao trong trăm lại tiếng rao góp phần vào sự sinh đông cuộc sống làng quê phố thị. Tất nhiên anh chàng thợ sửa khóa rao bằng băng cát set. Chiếc loa gắn vào càng trước xe đạp, và bộ điều khiển buộc ngay trên mặt ghi đông xe. Sau xe, chiếc poocbaga là cái máy làm khóa nặng chịch. Chiếc máy cắt gọt ngạnh khóa của Tàu chạy ắc qui ấy bây giờ đỡ cho cánh thợ đánh thìa mới rất nhiều công sức, lại chính xác. Chiếc thìa đánh mới chỉ cần kẹp cố định và đứng song song với ê-tô kẹp cái phôi thìa. Máy chạy lướt trên mặt thìa khấp khểnh, thì phía trên lưỡi dao xén cắt vào phôi cho ngay chiếc thìa mới y chang thìa mẫu. Chỉ còn việc dùng giũa mài bớt bavia đi là hoàn hảo. Bầy ngàn rưỡi một chiếc thìa đánh lại, kể cũng là bèo. Như thế thợ khóa bây giờ chỉ còn một việc khó là đánh cho khóa bị mất thìa, còn đánh lại thì quá đơn giản. Nghe cái giọng cậu thợ khóa bay bay tôi bảo: Người Thanh phải không. Cậu ta cười, bác tài thế. Tài gì, dân Thanh đi khắp nước, từ phu hồ đến nhà chính trị cao cấp, có bao giờ giấu được giọng. Này nhưng Hà Nội làng Ngọc Hồi là làng làm khóa. Cậu gửi rể ở đó à? Cậu ta thật thà, em dạt từ xứ Thanh ra, là dân phu hồ bốc chạt. Vất quá . Cứ mong tìm được việc gì nhẹ hơn. Thế rồi hôm sửa nhà cho một ông trong làng Ngọc Hồi, thấy em tò mò tha thiết nghề, ông chủ để ý. Rồi sau lại thấy em thật thà, ông ấy nhận con nuôi và rồi cho tập tọng theo, vậy mà thành nghề. Lan man mới biết quê cậu Quảng Xương vùng đất khô cằn, xã Quảng Trạch ở bên, cả làng tết đến thì đi ăn xin, sau rằm mới về ăn tết. Bây giờ còn thế không? Còn chứ, mả tổ khất cái xây bề thế lắm. Bây giờ đi ăn xin không phải vì đói khát, mà vẫn là làm theo một lời nguyền tổ tiên. Anh ơi, có nhà sắm xe hơi rồi vẫn đi ăn xin đó. Bây giờ thì đi nhiều vào phía Nam. Trước đây thuờng ngược ra phía Bắc… Chiếc khóa tôi giao cho cậu sửa là khóa số va li Sam-sông. Loay hoay nửa ngày không ra cậu đành tháo mang về trình sư phụ ở Ngọc Hồi. Khó lắm mới dám đến sư phụ, vì đến là ăn chắc nghe chưởi. Mà rồi đúng thật, vừa trông thấy nẹp khóa, ông ấy đã chưởi là đồ ngu, có thế mà nhìn không ra. Cách dạy của sư phụ là đổ tương ớt lên mặt. Nhưng sư phụ tài lắm anh ơi. chửi ngay lõm mặt thế là mừng, vì như thế là sư phụ đã biết cách sửa. Sợ nhất là thấy sư phụ đăm chiêu không chưởi! Hay thật, học nghề mà mỗi lần nghe chưởi thậm tệ là một lần thêm chiêu. Đó là văn hóa sư phạm kiểu gì nhỉ. Tôi ngẫm có lẽ đó là lối sư phạm riêng của các cao thủ, nói là làm được chứ không nói phét. Bang trưởng của nghề phải được như vậy, đúng là thủ lĩnh thì mới dám hách, chứ không phải thằng ngu ra oai. Thế có ghét thày không. Không, ông ấy nói gì thì ông ấy cứ nói, sao lại ghét người tài chỉ vì ông ấy chưởi đúng hả anh? Bọn em quí trọng sư phụ và chỉ khi việc gì mầy mò mấy ngày mà bó tay mới phải đem đến quấy sư phụ. Thế cậu kể một cái tài của sư phụ cho tớ nghe nào. À, trong một đợt thi tay nghề, cả chùm thìa vứt xa một mét, giám khảo yêu cầu đánh một chiếc trong đó. Chỉ ở xa liếc nhìn thôi, sau đó đem phôi ra giũa cắt gọt, mà ông làm một lần trúng phóc. Thế nhưng ông ấy vẫn chỉ đứng thứ nhì. Giải nhất về tay một thợ trẻ tuổi khác trong làng.Tài của nghề làm thìa khóa không biết thế nào đâu. Thế sư phụ bao nhiêu tuổi. Sáu mươi sáu, ông ấy còn có sư phụ trên nữa, em không dám bén mảng. Hóa ra chỉ là thợ chữa khóa, đánh thìa thôi mà lớp lang tài năng cũng đầy thứ hạng. 8/8/2010
dongngandoduc blog
Prev: BIẾM Next: TRÔNG THẤY MÙA THU
reply
15 CommentsChronologicalReverseThreaded
reply
huudieu wrote on Aug 8, '10, edited on Aug 8, '10
Thợ khoá trước năm 1975 là người thợ có một cái hòm bằng gỗ, có quai sách ( giống như cái valy nhỏ ) và một thanh thép ( thép chứ không phải sắt nhé ), bẻ 2 đầu và uốn thành hình vòng tròn để xâu các chìa khóa ( cũ hoặc mới ), 2 đầu thanh thép đã uốn được móc lại với nhau để sách đi khắp các phố phường, làng quê ! Đi tới đâu thì câu đầu tiên của người thợ sửa khóa là : Khoá ....ơ......; Nhưng ngày xưa chưa có máy cắt răng chìa khóa mà phải dũa bằng tay, sẻ rãnh thì phải kẹp chìa khóa vào êtô rồi bẻ cong đi và lấy cưa sắt để tạo rãnh, sau đó lật lại mặt kia để làm rãnh tiếp rồi mới cắt răng. có chìa mẫu thì tốt không thì phải khoan hết các hòn bi ra rồi mới làm được ! nghề thợ khóa cực lắm.
reply
dongngandoduc wrote on Aug 8, '10
huudieu said
Thợ khoá trước năm 1975 là người thợ có một cái hòm bằng gỗ, có quai sách ( giống như cái valy nhỏ ) và một thanh thép ( thép chứ không phải sắt nhé ), bẻ 2 đầu và uốn thành hình vòng tròn để xâu các chìa khóa ( cũ hoặc mới ), 2 đầu thanh thép đã uốn được móc lại với nhau để sách đi khắp các phố phường, làng quê ! Đi tới đâu thì câu đầu tiên của người thợ sửa khóa là : Khoá ....ơ......; Nhưng ngày xưa chưa có máy cắt răng chìa khóa mà phải dũa bằng tay, sẻ rãnh thì phải kẹp chìa khóa vào êtô rồi bẻ cong đi và lấy cưa sắt để tạo rãnh, sau đó lật lại mặt kia để làm rãnh tiếp rồi mới cắt răng. có chìa mẫu thì tốt không thì phải khoan hết các hòn bi ra rồi mới làm được ! nghề thợ khóa cực lắm.
Oư, hinh như congtu đã từng làm thợ khóa, nói đúng y chang nghề!
reply
gioheomay wrote on Aug 8, '10
"Hóa ra chỉ là thợ chữa khóa, đánh thìa thôi mà lớp lang tài năng cũng đầy thứ hạng ..".
Học làm người lương thiện kể ra thì vất vả gớm chứ chẳng chơi ...Chỉ có phường bất lương ...thì khỏi học anh ĐN nh!!!
reply
dongngandoduc wrote on Aug 8, '10, edited on Aug 8, '10
gioheomay said
"Hóa ra chỉ là thợ chữa khóa, đánh thìa thôi mà lớp lang tài năng cũng đầy thứ hạng ..".
Học làm người lương thiện kể ra thì vất vả gớm chứ chẳng chơi ...Chỉ có phường bất lương ...thì khỏi học anh ĐN nh!!!
Em nhầm rồi, bât lương cũng học chứ, nhưng học bất lương là vô phúc thế thôi. Chúng chống cụ bàng mưu mẹo cũng khổ lắm đấy
Comment deleted at the request of the author.
reply
gioheomay wrote on Aug 8, '10
dongngandoduc said
Em nhầm rồi, bât lương cũng học chứ, nhưng học bất lương là vô phúc thế thôi. Chúng chống cụ bàng mưu mẹo cũng khổ lắm đấy
Có ai dạy bất lương đâu anh ... cha mẹ không dạy , thầy cô không dạy , chỉ có lòng tham dạy chúng ...Có ngành "bất lương học" nữa có mà ....cuộc đời còn đáng buồn hơn nữa
reply
dongngandoduc wrote on Aug 8, '10, edited on Aug 8, '10
gioheomay said
Có ai dạy bất lương đâu anh ... cha mẹ không dạy , thầy cô không dạy , chỉ có lòng tham dạy chúng ...Có ngành "bất lương học" nữa có mà ....cuộc đời còn đáng buồn hơn nữa
ủa , cô giáo đúng, có ai dạy bất lương đâu, hu hu mà sao đám bất lương lắm thế hử
reply
gioheomay wrote on Aug 8, '10
dongngandoduc said
ủa , cô giáo đúng, có ai dạy bất lương đâu, hu hu mà sao đám bất lương lắm thế hử
hehehehe ... nó tự biên tự diễn , nó tự phát theo quy luật ..khi cái này đi xuống thì cái kia tự đi lên anh ạ ...
reply
noname409 wrote on Aug 8, '10
thich com cua chi gioheomay :)
reply
namphong99 wrote on Aug 9, '10
ỐI chời !...đọc bài này mới tin là mẹ mình kể đúng !.....nói là ngoài Bắc .có làng ..sau vụ ..đóng cửa đi ăn mày.CẢ LÀNG....nhưng nhà cửa vẫn nghiêm túc đàng hoàng ......chứ ko phải họ nghèo !....Vào trong Nam cứ nói đi đường lỡ tàu xe....1 tháng gặp chục lần lỡ tàu !!!
reply
namphong99 wrote on Aug 9, '10, edited on Aug 9, '10
Ngoài nớ thợ học làm thìa khoá có thầy dạy giỏi thế ?...nhưng trong ni thấy có học thầy gì đâu thợ chỉ mài một cọng kẻm ...mà mở ra được tài thế !......hiiiiii nghề đạo chích khỏi học !!!
reply
dongngandoduc wrote on Aug 9, '10
namphong99 said
Ngoài nớ thợ học làm thìa khoá có thầy dạy giỏi thế ?...nhưng trong ni thấy có học thầy gì đâu thợ chỉ mài một cọng kẻm ...mà mở ra được tài thế !......hiiiiii nghề đạo chích khỏi học !!!
nguoi thợ khóa không bao giờ đi an trôm, nhung kẻ ăn trộm có thể học nghề khóa. Hai cái đó khác nhau đấy, đừn kết luận vội vàng.
reply
trucan20137 wrote on Aug 9, '10
Phục ông thợ khóa 66 tuổi..thảy chìa ra 1 mét..mừ vẫn thấy rõ để làm chìa..Nhất nghệ tinh nhưng thân thì chữa được vinh. Buồn nhỉ.
reply
katygiahan wrote on Aug 10, '10
dongngandoduc said
ủa , cô giáo đúng, có ai dạy bất lương đâu, hu hu mà sao đám bất lương lắm thế hử