Hệ thống chống trộm xe hơi
Hệ thống chống trộm xe hơi (Phần I)
Vụ trộm xe hơi được ghi nhận xảy ra lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1896 do một nhóm thanh niên lêu lổng nhằm vào một chiếc xe chạy bằng khí nén sau khi chiếc xe này xuất hiện lần đầu trước công chúng. Tính từ đó đến nay, xe hơi đã chở thành mục tiêu ăn trộm quen thuộc của những tên lưu manh vì chúng có giá trị cao, ăn cắp rồi bán lại cho người khác và thậm chí một hệ thống tiêu thu xe ăn cắp đã được xây dựng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Một số nghiên cứu ở Mỹ đã khẳng định rằng một chiếc xe bị phá khóa và lấy đi chỉ trong vòng 20 giây ngắn ngủi.
Chúng ta không ngạc nhiên khi hàng triệu người Mỹ đã trang bị cho xe của mình những hệ thống chống trộm tiên tiến. Ngày nay, đa số xe hơi đắt tiền đều được trang bị những cảm biến điện tử phức tạp, những chiếc còi báo động và hệ thống điều khiển kích hoạt hệ thống từ xa. Những chiếc xe này có thể ví như pháo đài di động trên những bánh xe được bảo vệ hết sức nghiêm ngặt.
Trong bài viết kỳ này, chúng tôi muốn đề cập đến những hệ thống chống trộm trên những chiếc xe hiện đại đã đạt được những tiến bộ như thế nào so với thời kỳ đầu và làm cách nào mà nhưng tên trộm xe vẫn có thể vượt qua được hệ thống bảo vệ phức tạp này.
Nguyên lý cơ bản
Hệ thống chống trộm nói chung thường gồm các cảm biến nối với một số loại còi báo động. Còi báo động đơn giản là một công tắc gắn trên cánh cửa xe và có dây dẫn điện. Nếu có một ai đó mở cửa xe, còi báo động xe sẽ được kích hoạt.
Những hệ thống chống trộm của xe hiện đại ngày nay phức tạp hơn nhiều. Chúng thường gồm:
- Một dãy các cảm biến có thể bao gồm các công tắc, các cảm biến áp suất và các cảm biến di chuyển.
- Một còi báo động, có thể điều chỉnh để tạo ra các tiếng động khác nhau. Bởi vậy bạn có thể tạo ra âm thanh báo động riêng biệt cho xe của mình.
- Một bộ thu sóng radio cho phép thực hiện việc điều khiển từ xa bằng bộ điều khiển.
- Một ắc quy phụ để có thể vận hành hệ thống chống trộm trong trường hợp ắc quy chính bị hết điện hoặc mất kết nối.
- Một bộ điều khiển máy tính trung tâm để theo dõi toàn bộ hệ thống, kích hoạt còi báo động khi cần thiết và có thể coi là “bộ não” của hệ thống. (sau đây ta sẽ gọi tắt là bộ não)
Bộ não của hầu hết các hệ thống chống trộm tiên tiến đều được kích hoạt bằng một máy tính nhỏ. Nhiệm vụ của bộ não là đóng mạch để kích hoạt thiết bị báo động, còi xe, đèn pha hoặc còi báo động được lắp vào hệ thống. Nó nhận tín hiệu điện từ các cảm biến để điều khiển đóng hoặc mở mạch hệ thống. Các hệ thống chống trộm khác nhau chủ yếu ở việc sử dụng các cảm biến và cách truyền tín hiệu đến các thiết bị báo động.
Bộ não kết nối với còi báo động và cảm biến qua dây dẫn
Bộ não và còi báo động có thể được cấp điện bằng các dây dẫn từ ắc quy chính của xe. Bên cạch đó, chúng thường có một nguồn điện dự trữ để cấp điện khi cần. Ắc quy bí mật này cấp điện cho hệ thống khi một ai đó cắt nguồn điện từ ắc quy chính. Khi cắt nguồn điện, có thể hệ thống sẽ báo động có người xâm nhập, nó sẽ được kích hoạt bởi bộ não và phát tiếng động.
Trong phần dưới đây, chúng ta sẽ xem các cảm biến hoạt động ra sao và làm thế nào để chúng có thể kết nối với bộ não thông minh của hệ thống chống trộm.
Cảm biến trên cửa xe.
Phần cơ bản nhất của hệ thống chống trộm trên xe là hệ thống chống trộm bố trí ở cửa xe. Khi có ai đó mở nắp capo, thùng chứa đồ hoặc bất kỳ cánh cửa nào của xe ở chế độ bảo vệ toàn bộ, bộ não của hệ thống sẽ báo động cho hệ thống chống trộm.
Hầu hết các hệ thống thiết bị chống trộm trên xe đều trang bị một công tắc cơ được lắp đặt ở các cửa xe hoạt động tương tự như các công tắc đèn trong cabin. Khi mở cửa xe hoặc cốp trở đồ thì đương nhiên đèn bên trong sẽ bật sáng. Công tắc kích hoạt các bóng đèn này làm việc giống như công tắc điều khiển đèn ở tủ lạnh. Khi cánh cửa xe đóng lại, nó đè lên một cần gạt hoặc công tắc nhỏ hoặc một lò xo kích hoạt để làm hở mạch hệ thống. Khi cửa xe mở ra, lò xo đẩy nút bấm lên, đóng mạch điện và truyền tín hiệu điện đến các đèn bên trong.
Hầu hết trường hợp đều phải thiết lập cho cảm biến cửa xe bằng cách thêm vào một phần tử mới cho mạch. Với dây nối mới trong vị trí này, khi cửa xe được mở ra (đóng công tắc điện), một dòng điện sẽ được đưa đến bộ não của hệ thống. Khi dòng điện này chạy qua, bộ não sẽ phát tín hiệu để kích hoạt còi báo động.
Để đảm bảo tính tổng thể, hệ thống chống trộm hiện đại còn giám sát cả sự thay đổi điện thế trong cả hệ thống điện của xe. Nếu phát hiện có sự giảm điện thế trong mạch, bộ não trung tâm xác nhận rằng có ai đó đang can thiệp vào hệ thống điện. Nguyên nhân làm điện áp bị tụt đi có thể do đèn sẽ bật sáng (khi cửa xe mở ra), có sự can thiệp vào hệ thống dây dẫn điện dưới nắp capo hoặc tháo các giắc nối điện.
Các cảm biến lắp ở cánh cửa xe có hiệu quả cao nhưng chúng lại có một hạn chế đáng kể đó là nó không thể phát hiện được gì nếu cả xe bị kéo đi. Một cách đơn giản để đột nhập vào trong xe mà không cần mở cửa đó là phá vỡ của kính xe, nhưng những tên trộm chuyên nghiệp không cần thiết phải đột nhập vào bên trong xe của bạn để ăn cắp mà chúng có thể sử dụng những chiếc xe lớn hơn để kéo cả xe của bạn đi.